Chính trị Châu_Đại_Dương

Elizabeth là nguyên thủ của Thịnh vượng chung và là nữ vương của 5 quốc gia châu Đại Dương: Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Quần đảo SolomonTuvalu.

Úc có thể chế quân chủ lập hiến nghị viện liên bang[180] Elizabeth II là nguyên thủ với vị thế là Nữ vương Úc, tách biệt với chức vụ của bà trong các vương quốc Thịnh vượng chung khác. Nữ vương có đại diện là toàn quyền ở cấp liên bang và thống đốc tại cấp bang, họ được bổ nhiệm theo khuyến nghị của các thủ tướng.[181][182] Úc có hai nhóm chính đảng lớn thường thành lập chính phủ, ở cấp liên bang cũng như cấp bang: Công đảng ÚcLiên minh, Liên minh gồm Đảng Tự do và đối tác nhỏ hơn là Đảng Quốc gia.[183][184] Trong văn hoá chính trị Úc, Liên minh được nhìn nhận là trung-hữu còn Công đảng được nhìn nhận là trung-tả.[185] Quân đội Úc là lực lượng vũ trang lớn vượt trội tại châu Đại Dương.[186]

New Zealand có chế độ quân chủ lập hiến cùng thể chế dân chủ nghị viện,[187] song hiến pháp không được hệ thống hoá.[188] Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia với vị thế Nữ vương New Zealand.[189] Đại diện cho Nữ vương là một toàn quyền, được bà bổ nhiệm với khuyến nghị từ thủ tướng.[190] Nghị viện New Zealand có quyền lập pháp, gồm có Nữ vương và Chúng nghị viện.[191] Một cuộc tổng tuyển cử nghị viện thường niên diễn ra không muộn hơn ba năm kỳ bầu cử trước đó.[192] New Zealand được xác định là một trong các quốc gia ổn định và được quản trị tốt nhất thế giới,[193][194] có mức độ minh bạch chính phủ cao và nằm vào hàng thấp nhất về tham nhũng.[195]

Toà nhà chính phủ tại Apia, Samoa.

Trong chính trị Samoa, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Hiến pháp năm 1960 được tạo nên theo khuôn mẫu của Anh về dân chủ nghị viện, được sửa đổi để phù hợp với các tập quán Samoa. Chính phủ quốc gia (malo) thường kiểm soát hội đồng lập pháp.[196] Chính trị Tonga diễn ra theo khuôn khổ quân chủ lập hiến, quốc vương là nguyên thủ quốc gia.

Chính trị Fiji theo hệ thống đa đảng, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quyền lực hành pháp thuộc chính phủ, quyền lập pháp thuộc về cả chính phủ và nghị viện. Nguyên thủ quốc gia của Fiji là tổng thống, ông được nghị viện bầu ra theo đề cử của thủ tướng hoặc thủ lĩnh đối lập, có nhiệm kỳ 3 năm.

Tại Papua New Guinea, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Tại Kiribati, tổng thống là người đứng đầu chính phủ, và có một hệ thống đa đảng. Nouvelle-Calédonie duy trì là bộ phận toàn vẹn của Cộng hoà Pháp, cư dân tại đây là công dân Pháp và có hộ chiếu Pháp, tham gia bầu cử quốc hội và tổng thống Pháp. Nouvelle-Calédonie có hai đại biểu trong Hạ viện Pháp và hai đại biểu trong Thượng viện Pháp.

Đảng Dân chủ chi phối chính trị Hawaii. Theo hiến pháp của bang, có ba nhánh chính phủ là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Thống đốc là quan chức chính phủ cấp bang duy nhất được bầu trên toàn bang; những người khác do thống đốc bổ nhiệm. Phó thống đốc có chức trách như quốc vụ khanh. Thống đốc và phó thống đốc giám sát hai mươi cơ quan ban ngành từ văn phòng tại State Capitol.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu_Đại_Dương http://www.atkearney.com.au/documents/10192/dfedfc... http://www.australiangeographic.com.au/journal/lan... http://www.australiangeographic.com.au/topics/feat... http://profile.id.com.au/sydney/population http://www.mercer.com.au/newsroom/mercer-2014-qual... http://www.miningfm.com.au/mining-towns/overseas/p... http://www.sbs.com.au/food/cuisineindex/RecipeByCu... http://www.sbs.com.au/yourlanguage/italian/en/arti... http://www.smh.com.au/articles/2002/11/10/10363085... http://www.smh.com.au/data-point/sydney-languages